1. Thoái hóa khớp là gì?

Thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo các phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Theo thời gian, lớp sụn khớp dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ.

Đối với trường hợp nặng, sụn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn bị cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

 

2. Nguyên nhân gây thoái hóa khớp

  • Do lão hóa

Khi đến độ tuổi trưởng thành, các tế bào sụn bắt đầu không có khả năng sinh sản và tái tạo cùng với đó là sự lão hóa của cơ thể. Dần dần các tế bào sụn cũng giảm chức năng tổng hợp chất tạo nên sợi Collagen và Mucopolysacarit khiến cho chất lượng sụn kém dần nhất là tính đàn hồi và chịu lực, dẫn dến thoái hóa khớp.

  • Do béo phì

Những người béo phì thường bị thừa cân, các khớp luôn trong tình trạng bị sức ép lớn, đặc biệt là khớp gối, khớp háng, và lưng. Vì vậy, nó cũng có thể là nguyên nhân gây phá hủy sụn khớp, trực tiếp dẫn đến thoái hóa khớp.

  • Di truyền

Nếu trong gia đình có bố mẹ, ông bà hoặc anh chị em ruột của bạn bị thoái hóa khớp thì bạn cũng có khả năng bị bệnh này.

  • Do chấn thương

Việc hoạt động quá nhiều hoặc gặp phải chấn thương do chơi thể thao cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh thoái hóa khớp ở bất kì độ tuổi nào. Những chấn thương thường gặp có thể gây thoái hóa khớp như rách, vỡ sụn khớp hay trật khớp.

  • Do tính chất nghề nghiệp

Những người lao động chân tay, tư thế làm việc, vận động đòi hỏi quỳ, ngồi xổm, leo cầu thang trong nhiều giờ có thể tiến triển thoái hóa khớp gây đau và cứng khớp. Các khớp ở bàn tay, đầu gối và khớp háng là những khớp thường bị ảnh hưởng của thoái hóa khớp.

3. Các triệu chứng thường gặp

  • Đau nhức

Triệu chứng chính của thoái hóa khớp là đau nhức, đôi khi kèm theo cảm giác cứng khớp. Cơn đau thường âm ỉ và trở nên nặng hơn vào buổi tối, hoặc khi co duỗi các khớp. Khớp có cảm giác bị cứng lại sau khi nghỉ ngơi, nhưng thường là sẽ giảm sau một vài phút vận động.

  • Khớp kêu lạo xạo, lục cục mỗi khi co duỗi

Đây là biểu hiện hay gặp của tình trạng thoái hóa khớp, đi kèm với cơn đau.

  • Khả năng vận động bị hạn chế

Các động tác của khớp bị hạn chế ở các mức độ khác nhau khiến hoạt động của cơ thể gặp nhiều khó khăn. Có thể bị đau khi ngồi xổm hay đứng dậy, đau khi leo cầu thang. Đây là dấu hiệu nhận biết sớm của chứng thoái hóa khớp gối. Nếu để đến lúc lên xuống cầu thang phải nhích từng bước vì quá đau, tình trạng thoái hóa đã trở nặng.

  • Khớp tê, sưng, biến dạng, teo ổ khớp

Đây là những dấu hiệu chứng tỏ sụn khớp bị tổn thương nghiêm trọng, điển hình như: đầu gối lệch trục, ngón tay trở nên gồ ghề và cong, ngón chân cứng và cong vẹo.

  • Biến dạng

Khớp xương biến dạng do các gai xương mọc thêm ở đầu xương, cột sống gù, vẹo, ngón tay trở nên gồ ghề và đôi khi cong nhẹ.

  • Các dấu hiệu khác như: Teo cơ do ít vận động, tràn dịch khớp làm vùng khớp bị tổn thương sưng to…

4. Các loại thoái hóa khớp thường gặp

4.1. Thoái hóa khớp bả vai

Thoái hóa khớp vai hay còn gọi chính xác hơn là tổn thương, thoái hóa gân vùng cơ chóp xoay ở vai.

  • Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây nên thoái hóa khớp vai là do chấn thương vùng đốt sống cổ, hoặc sử dụng khớp vai quá nhiều, từ đó gây hao mòn sụn khớp.

Do vận động nhiều như vận động viên cử tạ, cầu lông, golf, bóng bàn, bơi lội… Những người làm việc khuân vác, quai búa, gò, hàn hoặc thường xuyên xách đồ nặng. Bên cạnh đó, thói quen ít vận động, giữ khớp vai quá lâu ở một tư thế như dân văn phòng ngồi lâu bên máy tính, khiến khớp nhanh chóng “xuống cấp”.

  • Triệu chứng:

Thoái hóa khớp vai điển hình là sưng, cứng khớp, giảm biên độ vận động khớp vai lẫn sức cơ vai, cảm giác đau đớn khi vươn tay lên cao, không thể đưa tay ra sau lưng… Cơn đau có thể nhói lên mỗi khi vận động khớp vai, hay đau liên tục khiến người bệnh khó cử động hoặc thậm chí không cử động được

  • Biện pháp hạn chế:

– Tránh có những động tác làm gia tăng nguy cơ rách, giãn gân cơ chóp xoay: – Hạn chế làm việc ở tư thế với tay, tốt nhất làm việc ở tư thế hai vai xuôi xuống để giảm áp lực cho những cơ gân

– Hạn chế những động tác đột ngột

– Kiên trì thực hiện các bài tập thể dục hàng ngày: bơi lội, khí công, tập dưỡng sinh…

4.2. Thoái hóa khớp cổ tay

Gãy, bong gân cổ tay, tổn thương dây chằng, sụn khớp bị bào mòn kéo theo những hư tổn phần xương dưới sụn…. là những nguyên nhân gây thoái hóa khớp cổ tay làm người bệnh đau đớn, khó khăn khi cầm nắm… và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, công việc, sinh hoạt hàng ngày. Bệnh thường xảy ra ở những người trên tuổi 45 do xương khớp thoái hóa theo thời gian.

Đặc thù công việc sử dụng đôi tay thường xuyên hoặc những chấn thương như bị gãy hoặc bong gân cổ tay, tổn thương dây chằng gây nên sự mất ổn định cũng dẫn đến thoái hóa khớp cổ tay.

Quan trọng hơn, theo tuổi tác, nguyên nhân chính gây thoái hóa khớp cổ tay là sự tổn thương của sụn khớp và xương dưới sụn ngay tại vị trí này.

4.3. Thoái hóa khớp cổ chân

Thoái hóa khớp cổ chân là hậu quả của việc mất cân bằng giữa việc tổng hợp và hủy hoại của sụn và phần xương dưới sụn ở cổ chân. Thoái hóa khớp cổ chân thường xảy ra ở các bệnh nhân có tuổi ngoài 40. Bệnh này tiến triển chậm nhưng lại ảnh hưởng đến các sinh hoạt hằng ngày. Bệnh thoái hoá khớp cổ chân nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể dẫn đến tàn phế.

Hiện tại, chưa có một nguyên nhân nào chính xác gây ra bệnh này. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có một số yếu tố liên quan như:

Khớp hoạt động quá mức bình thường khi làm việc, nhất là trong trường hợp người có khớp bị biến dạng bẩm sinh hoặc do mắc các bệnh làm thay đổi hình thái khớp xương khiến hoạt động khớp.

Một số các bệnh viêm khớp mạn tính hủy hoại sụn dẫn tới việc khớp bị thoái hóa ví dụ như các bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp dạng thấp, bệnh gút.

Nhiều các chấn thương nhỏ ở cổ chân cộng lại do chơi thể thao hoặc bệnh nghề nghiệp khó tránh khỏi như vận động viên điền kinh, cầu thủ bóng chuyền, quần vợt hay bóng đá, khớp cổ chân của diễn viên múa làm mất đi sự cân bằng của khớp và dây chằng.

  • Cách điều trị:

Nếu bệnh nhân bị cảm thấy đau nhức và cần giảm đau, đầu tiên là nên dùng khăn hoặc túi lạnh để chườm, sau đó lại chườm bằng nước nóng. Nếu thấy khớp cổ chân bị cứng thì bệnh nhân nên tập co, duỗi khớp cổ chân.

Tuyệt đối không được tự động mua thuốc uống hay tiêm vì các loại thuốc được dùng trong việc điều trị thoái hóa khớp cần phải được hiểu rõ cơ chế hoạt động và nhất là hiện tượng xảy ra các tác dụng phụ.

4.4. Thoái hóa khớp bàn tay, thoái hóa khớp ngón tay

Đau khớp ngón tay là hiện tượng xảy ra ở mọi đối tượng, lứa tuổi, đặc biệt ở người cao tuổi. Đây là dấu hiệu cảnh báo sớm các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến xương khớp như: viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp…

Theo thời gian các khớp ngón tay ngày càng thoái hóa khiến sụn khớp suy yếu, dễ bị nứt vỡ. Phần bao khớp bong tróc bị viêm, xương dưới sụn xơ hóa hoặc mọc gai gây ra đau nhức.

  • Triệu chứng:

Một trong các triệu chứng hay gặp nhất của thoái hóa khớp bàn tay, ngón tay là đau khớp. Cơn đau có thể xuất hiện ở một bên hoặc hai bên bàn tay. Đau tăng lên khi cử động, vận động, giảm đau khi nghỉ. Đồng thời hạn chế khả năng vận động và tính linh hoạt của khớp sẽ bị suy giảm rõ rệt.

Bàn tay, ngón tay khó cử động hoặc cử động không mềm mại, uyển chuyển. Dần dần sẽ xuất hiện hiện tượng khó thực hiện các thao tác trong sinh hoạt hằng ngày như: cầm nắm đồ vật không chắc hoặc thực hiện không chuẩn các thao tác khi mặc quần áo, tắm, rửa, giặt giũ.

Các cơ ở bàn tay, ngón tay cũng sẽ bị teo nhỏ dần và các khớp bàn tay, ngón tay có thể biến dạng. Vì vậy, hậu quả có thể dẫn đến tàn tật. Cứng các khớp xương ngón tay, cơ bàn tay teo nhỏ, ngón tay bị biến dạng.

  • Cách khắc phục:

Để khắc phục triệu chứng thoái hóa khớp bàn tay, thoái hóa khớp ngón tay,  hàng ngày nên ngâm bàn tay vào nước muối sinh lý, ấm hoặc xoa bóp với dầu làm nóng.

4.5. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối thực chất là tình trạng tổn thương sụn khớp, kèm phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp do quá trình tái tạo sụn khớp không kịp để bù vào lớp sụn đã mất theo thời gian.

  • Triệu chứng:

Đau mặt trước hoặc trong khớp gối, cơn đau sẽ tăng khi vận động hoặc khi chuyển tư thế từ ngồi sang đứng. Lúc đầu sẽ xuất hiện các cơn đau nhức đầu gối, lâu dần cơn đau sẽ tăng và kéo dài.

Khớp cứng và khó cử động sau khi bất động lâu.

Khớp gối có thể bị sưng to.

Chân bị lệch trục kiểu vòng kiềng hoặc kiểu chân chữ X, người bệnh có thể bị mất chức năng vận động.

5. Một số câu hỏi thường gặp khi bị thoái hóa khớp

5.1. Thoái hóa khớp gối có nên đi bộ không?

Khớp gối bị thoái hóa gây đau nhức khiến người bệnh ngại di chuyển, chính điều này lại càng làm cho khớp trở nên kém linh động, máu lưu thông kém, các bộ phận như cơ, gân, dây chằng bị co cứng làm bệnh tăng nặng hơn. Tuy nhiên, các chuyên gia xương khớp khẳng định đi bộ là cần thiết nhưng phải đi đúng cách.

Đi bộ đúng cách, vừa sức sẽ giúp tăng cường sức mạnh đôi chân, xây dựng cơ bắp, duy trì cân nặng ở mức hợp lý từ đó có thể giảm được áp lực mà khớp gối đang phải gánh chịu, đồng nghĩa với việc đầu gối sẽ ít đau hơn.

5.2. Thoái hóa khớp nên ăn gì?

  • Rau quả và trái cây

Các loại rau xanh và trái cây tươi là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa dồi dào giúp làm giảm khả năng viêm nhiễm do quá trình oxy hóa diễn ra ở thành mạch máu. Các loại rau củ có thể kể đến như: rau bina, rau xanh và bông cải xanh, dâu tây, anh đào, cà chua và củ cải đỏ, chuối, bí, khoai lang, bí, cam và cà rốt…

  • Các hạt ngũ cốc

Các loại hạt ngũ cốc như đậu nành, ngô, lúa mì, yến mạch… là những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm chậm quá trình oxy hóa. Khoa học cũng đã chứng minh rằng, các loại hạt ngũ cốc có thể làm giảm nồng độ protein có tên gọi C-reactive trong máu, qua đó làm giảm các triệu chứng sưng, viêm.

  • Sữa

Sữa và các chế phẩm từ sữa rất giàu vitamin D, giúp tăng cường mật độ xương, làm cho xương chắc khỏe và rất có lợi cho người bệnh viêm khớp.

  • Protein

Chất đạm là nguồn dinh dưỡng không thể thiếu cho hệ xương khớp khỏe mạnh. Nên chọn nguồn protein đến từ thực vật có trong các loại đậu và hạt hay trong thịt gà, hải sản sẽ tốt hơn cho người bệnh khớp.

  • Axit béo

Thực phẩm giàu axit béo Omega-3 cũng rất tốt cho người bị thoái hóa khớp. Axit béo Omega-3 được tìm thấy nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá thu…, có thể giảm tình trạng viêm ở khớp đồng thời ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cho người đang bị thoái hóa khớp.

Xem thêm: Dầu cá Goodhealth Omega 3

5.3. Thoái hóa khớp kiêng ăn gì?

  • Hải sản, thịt gà

Những loại thức ăn này khiến triệu chứng đau, sưng khi bị viêm khớp trở nên nghiêm trọng hơn. Nguyên nhân là do những thực phẩm này chứa rất nhiều kẽm, làm phá vỡ sụn, gây ra chuỗi phản ứng trong tế bào, làm cho vùng khớp bị viêm ngày càng trầm trọng hơn.

  • Thịt gia súc, phủ tạng

Thịt gia súc, đặc biệt là các loại thịt có màu đỏ như thịt bò và thịt khi đã chế biến, sau khi ăn sẽ gây đau nhức dồn dập hơn ở các khớp. Những thực phẩm này chứa rất nhiều phốt pho, đó là một chất không tốt cho những người bị bệnh xương khớp.

  • Bắp, đồ nếp, bột mì, quả thuộc họ cam quýt

Đối với bệnh thoái hóa khớp nên kiêng ăn những thực phẩm có thể gây ra dị ứng tăng tình trạng viêm như bắp, bơ sữa, bột mì, gạo nếp đã qua chế biến, cam, quýt, bưởi…

  • Đồ ăn chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ ăn sẵn chứa các chất béo

Chất béo bão hòa trong đồ chiên rán, đồ ăn sẵn làm kích thích phản ứng viêm và thúc đẩy kết dính tiểu cầu làm tăng cảm giác đau ở những người đang bị đau xương khớp.

  • Mận, việt quất, củ cải, gia vị muối và đường

Việt quất, mận, củ cải có chứa một loại a-xít không tốt cho bệnh xương khớp, do vậy người bệnh không nên ăn.

Muối và đường là hai gia vị quan trọng, nhưng đối với những người bị bệnh khớp thì đó là mối đe dọa lớn. Muối, cũng như đường làm mất canxi trong xương, do đó khiến bệnh khớp càng phát triển mạnh.

  • Xúc xích, dăm bông, bánh kẹo, nước ngọt

Đây là nhóm thực phẩm làm tăng lipit trong máu, vì vậy bệnh nhân thoái hóa khớp nên kiêng ăn các loại thực phẩm này để các cơn đau khớp không xảy ra với cường độ cao hơn.

  • Rượu bia, thuốc lá

Uống rượu bia, hút thuốc lá đồng nghĩa với việc đang nạp vào người vô số chất có hại. Chúng không chỉ khiến tình trạng đau nhức xương khớp nghiêm trọng hơn do kích thích viêm tấy, hủy hoại canxi trong xương mà còn có hại đối với bất kỳ bộ phận nào khác của cơ thể.

5.4. Thoái hóa khớp ở người cao tuổi khắc phục như thế nào?

Tuổi thọ của con người càng cao, tỉ lệ mắc bệnh thoái hóa khớp sẽ tăng cao. Vấn đề quan trọng nhất trong điều trị thoái hóa khớp ở người có tuổi là sự kết hợp chặt chẽ giữa điều trị bằng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc.

  • Đối với trường hợp thoái hóa khớp nhẹ

Có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu như:

– Chườm nóng hoặc chiếu đèn hồng ngoại tại khớp.

– Máy sóng ngắn hay máy siêu âm có tác dụng điều trị sâu trong khớp, kết quả rất tốt, nhưng chỉ áp dụng được ở bệnh viện, phải có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa vì có thể sẽ gây nguy hiểm nếu bệnh nhân mắc thêm một số bệnh khác như tim mạch, đang bị đóng đinh do gãy xương.

– Xung điện giảm đau cũng có tác dụng rất tốt nhưng lưu ý không dùng trên bệnh nhân có bệnh tim mạch kèm theo.

Nếu điều trị không dùng thuốc mà không đem kết quả không như ý thì có thể dùng thêm thuốc. Hầu hết các loại thuốc kháng viêm, giảm đau đều có tác dụng phụ nhất định lên dạ dày như viêm loét dạ dày, xuất huyết dạ dày, thậm chí thủng dạ dày… Tuy nhiên trước khi dùng thuốc phải tuân theo sử chỉ định của bác sĩ.

Bệnh thoái hóa khớp ngày càng phổ biến và lan rộng, đang đe dọa đến sức khỏe của mỗi chúng ta. Bất kì ai cũng không nên chủ quan trước căn bệnh này bởi nó có thể xuất hiện ở mọi đối tượng. Vì vậy, nên tập cho mình thói quen ăn uống, sinh hoạt và làm việc tốt để ngăn ngừa bệnh.

Để được chuyên gia tư vấn phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn, hãy để lại số điện thoại, hoặc gọi điện tới tổng đài 1900 63 36 36 hoặc 091 822 82 23! Trân trọng!

 


TPBVSK Joint Active của Goodhealth New Zealand chứa thành phần UC-II (sụn tiêu chuẩn hóa collagen type 2 không biến tính), Vitamin D3, Boron với công dụng hỗ trợ duy trì sụn khớp, hạn chế thoái hóa khớp, giúp cho khớp khỏe mạnh. Các thành phần trong công thức tối ưu, an toàn và không gây hại dạ dày hay tác dụng phụ với người sử dụng.Sản phẩm phù hợp cho người lớn gặp các vấn đề về thoái hóa khớp, viêm khớp, vận động thường xuyên gây đau nhức, người chơi thể thao và dân văn phòng.

Mua viên sụn khớp Joint Active chính hãng: healthsk.com.vn

Tìm hiểu thêm thông tin sản phẩm: sunkhop.goodhealth.com.vn

Sản phẩm được nhập khẩu chính hãng bởi Công ty TNHH HealthSK và phân phối bởi Goodhealth Việt Nam.

Hotline: 1900 63 36 36

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ qua :
Chào anh chị, anh chị đang cần hỗ trợ về vấn đề gì ạ?
Chuyên gia tư vấn